Tips nhỏ: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu!

 

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu chắc hẳn được những người đi xin việc, nhất là các bạn sinh viên lần đầu đi phỏng vấn. Những khi nhận được câu hỏi hóc búa như này thì bạn phải tinh ý nắm bắt cơ hội thể hiện sự thông minh, khéo léo của bản thân về cách trả lời để thầm ghi điểm trong mắt người tuyển dụng. 

Vì sao các nhà tuyển dụng lại hỏi về điểm yếu?

Bạn có thắc mắc rằng tại sao khi đi phỏng vấn lại thường xuất hiện những câu hỏi liên quan về điểm yếu của mình không? Lý do chính là họ muốn xem bạn có hiểu rõ bản thân mình đến đâu, có trung thực về những hạn chế của mình hay không, đồng thời, người phỏng vấn cũng muốn biết bạn có sẵn sàng đối mặt với khó khăn, tìm cách cải thiện bản thân hay không.

Vì sao cần cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu?

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng cân nhắc điểm yếu của bạn liệu có ảnh hưởng đến công việc của họ, và bạn có kế hoạch gì để khắc phục. Vậy nên, câu trả lời của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có được nhận vào làm hay không.

Một vài tip cho cách trả lời câu hỏi phỏng vấn đề điểm yếu

Để giúp đỡ bạn, vieclamvinhphuc.gov.vn mách cho bạn vài cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu hiệu quả dưới đây:

Lựa chọn điểm yếu thích hợp

Bạn nên tránh những điểm yếu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí sales mà lại nói bản thân sợ giao tiếp thì sẽ không phù hợp.

Hãy chọn một điểm yếu mà bạn đang cố gắng khắc phục, điều này cho thấy sự chủ động và cầu tiến của bạn.

Hãy thẳng thắn mà khéo léo

Điều tốt nhất chính là bạn đừng che giấu điểm yếu của bản thân, hãy thẳng thắn và trung thực thừa nhận về nó, đừng quên là đưa ra những tình huống cụ thể để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về mặt chưa tốt của mình.

Điểm quan trọng của tip này là bạn hướng đến sự nỗ lực cải thiện điểm yếu của mình, cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã và đang làm gì để khắc phục.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn đề điểm yếu hiệu quả

Biến từ điểm yếu thành điểm mạnh của bản thân

Hãy cố gắng tìm ra khía cạnh tích cực trong điểm yếu của mình. Ví dụ, nếu bạn nói mình quá cầu toàn, bạn có thể nhấn mạnh rằng bạn luôn muốn mang đến những sản phẩm hoàn hảo nhất.

Cho nhà tuyển dụng thấy rằng điểm yếu của bạn không ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc, thậm chí có thể là một lợi thế trong một số tình huống nhất định. Điều này giúp bạn rất nhiều trong việc ‘tỏa sáng’ với nhà tuyển dụng.

Để gia tăng cơ hội được nhận vào làm, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì bạn cũng phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc, đặc biệt là những cách trả lời câu hỏi đòi hỏi sự khéo léo của bản thân như cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu vậy.

Xem thêm: Cách viết CV chuẩn nhất cho ứng viên

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan
zalo
Powered by Tú Cao
1
Bạn cần hỗ trợ?