Độ tuổi lao động theo bộ luật lao động là điều được nhiều người lao động quan tâm. Người trong độ tuổi lao động được thực hiện ký kết hợp đồng lao động, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân với doanh nghiệp, đối tượng sử dụng lao động. Hết tuổi lao động, người lao động được nghỉ hưu và hưởng trợ cấp theo quy định. Vậy, độ tuổi lao động theo bộ luật lao động hiện hành như thế nào?
Độ tuổi lao động theo bộ luật lao động
Độ tuổi lao động theo bộ luật lao động năm 2019, nam từ 15 tuổi đến 62 tuổi, còn nữ từ 15 đến 55 tuổi tiến dần đến 60 tuổi.
Đối với những người có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia lao động cần có cam kết bảo lãnh từ người bảo hộ. Những công việc dành cho độ tuổi này cũng có giới hạn nhằm đảm bảo quyền lợi trẻ em và phù hợp với độ tuổi.
Những đối tượng chuẩn bị nghỉ hưu sẽ là những đối tượng đang quan tâm nhất đến độ tuổi lao động theo bộ luật lao động để tính tuổi nghỉ hưu cho bản thân.
Đến thời điểm hiện tại, việc tính tuổi nghỉ hưu cho người lao động sẽ có những điểm đặc biệt theo bộ luật mới.
Quy định về tuổi nghỉ hưu dành cho người lao động
Độ tuổi lao động theo bộ luật lao động tính như thế nào? Tuổi nghỉ hưu theo bộ luật mới này được tính ra sao?
Đối với nam, nếu năm nghỉ hưu là năm 2024 thì nam giới cần đạt đủ 61 tuổi. Năm 2025 nghỉ hưu sẽ cần đủ 61 tuổi 3 tháng và 61 tuổi 6 tháng với năm 2026. Năm 2027 cần đạt đủ 61 tuổi 9 tháng và từ năm 2028 trở đi sẽ là đủ 62 tuổi.
Đối với nữ, năm 2024 tuổi cần đủ 56 tuổi 4 tháng, năm 2025 là 56 tuổi 8 tháng. Đến năm 2026 nghỉ hưu cần đủ 57 tuổi và năm 2027 là 57 tuổi 4 tháng. Năm 2028 nghỉ hưu thì nữ cần đạt 57 tuổi 8 tháng, và đạt 58 tuổi ở năm 2029. Năm 2030, nữ cần đạt 58 tuổi 4 tháng mới được nghỉ hưu, độ tuổi 58 tuổi 8 tháng ở năm 2031. Năm 2032 là 59 tuổi và năm 2033 là 59 tuổi 4 tháng. Đến năm 2034 nghỉ hưu thì nữ cần đạt 59 tuổi 8 tháng và từ năm 2035 trở đi, nữ cần đạt đủ 60 tuổi mới được nghỉ hưu.
Trên đây là độ tuổi lao động theo bộ luật lao động cũng như cách tính tuổi nghỉ hưu mà các bạn cần biết. Tham khảo thông tin chi tiết tại: https://vieclamvinhphuc.gov.vn/.
Tham khảo thêm bài viết: Tại sao phải phỏng vấn xin visa?